Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

2011 Dec

TITLE: Thế giới tuần qua
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/24/2011 02:36 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Giáng sinh.

Đà Nẵng được cái vũ trường Phương Đông thì hôm qua cháy mất.

Không có chỗ đi chơi, mình lên núi nằm vậy. Hihi.



Giáng sinh năm nay rơi đúng vào cuối tuần.

Tuần qua, thế giới nổi bật lên 02 cái chết.

Chết sau, nhưng được thông báo trước, là sự ra đi của ngài Vaclav Havel.

Đám tang của tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc sau khi nền dân chủ được tái thiết lập diễn ra hôm nay ở Praha trong sự kính trọng và tưởng nhớ của nhiều chính trị gia nổi tiếng của nhiều nước. Sau khi Tiệp Khắc chia tách, Havel trở thành tổng thống Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slovakia hôm nay cũng tuyên bố quốc tang.

Nhiều liên đới trong quá khứ chưa xa nhưng nay im lặng khó hiểu là nước Nga (không biết có đáng gọi cường quốc?).

Havel lên nắm quyền lực lúc mình đang học đại học năm thứ 2 ở bên đó. Cảm tưởng của mình lúc đó là ông không thật xuất sắc. Và không giành được sự kính trọng đúng mực (hay chỉ bởi do mình quá quen với cách suy nghĩ trong các chế độ toàn trị, nơi đầy rẫy những sùng bái dối trá?).

Hôm nay đọc những lời ngợi ca của những chính trị gia đương thời và cùng thời với ông, mình bỗng liên tưởng tới George Washington của nước Mỹ. Ý mình không phải là so sánh, mà là nhớ lại câu chuyện của một người Mỹ nói với mình. Rằng Washington không phải là một tướng tài. Nhưng ông vĩ đại vì đã từ chối ngôi vua, từ chối cả một nhiệm kỳ nữa để giữ thượng tôn pháp luật. Nước Mỹ hùng cường ngày nay đã bắt đầu như thế, bằng tinh thần dân chủ được gìn giữ bởi luật pháp.

Hiểu điều này mới thấy gã Putin của nước Nga thật đáng thương hại với những trò lố bịch tổng thống - thủ tướng. Vì thế gã sợ và đớn hèn im lặng trước sự ra đi của Havel?



Cái chết thứ hai mình muốn nhắc là cái chết của "lãnh tụ kính yêu" của nhân dân Bắc Triều Tiên.

Đất nước đáng gọi là kỳ bí này thực sự bí hiểm. Nên cũng chẳng biết ông ta chết lúc nào, ở đâu, vì sao. Chỉ biết ở đó bao trùm một thể chế toàn trị ngột ngạt, nơi lòng tin mù quáng lẫn lộn sự sợ hãi khôn cùng.

Năm đầu tiên đến TK học đại học, mình vào học ở trường tiếng. Lớp mình có 10 chú, 7 VN và 3 BTT. Sở dĩ ghép lớp như vậy là vì sinh viên đến từ 2 nước này đã có học qua 1 năm tiếng ở nhà rồi, trong khi sinh viên các nước khác bắt đầu từ con số 0. Sự giống nhau đầu tiên giữa 2 đất nước là cẩn trọng chắc ăn (cho sinh viên học trước) hay lo sợ không tự tin năng lực dân mình?

Giống nhau nữa là cùng phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Và vì cái phe này theo thể chế toàn trị, thật giả khó phân nên càng ngày mình càng thấy có nhiều điểm khác nhau. Trong trường có một cái bản đồ thế giới lớn, trên đó những nước phe ta tô màu đỏ. Mình phát hiện ra nước bạn BTT này, cùng với TQ và Nam Tư không đỏ mà chỉ được tô màu cam. Nước TK (khi đó cũng đỏ) phân biệt rõ ràng hơn nhà mình.

Sau mình nói chuyện với các bạn cùng lớp và được biết, các bạn ấy phải qua 3 năm nghĩa vụ (quân đội hoặc công nhân) rồi mới được đi học. "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Nhật Thành của các bạn ấy ngang hàng với Các Mác, nghĩa là có chủ thuyết, chứ loại như Lê Nin chỉ đáng làm học trò. Đi đâu các bạn ấy cũng com-lê nghiêm chỉnh, huy hiệu có hình lãnh tụ trên ngực. Hàng năm các bạn ấy rầm rộ ăn mừng sinh nhật lãnh tụ vĩ đại và cả sinh nhật con lãnh tụ vĩ đại là lãnh tụ kính yêu. Lúc đó mình đã rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến ông con này, mà các bạn ấy khẳng định là kẻ kế ngôi như phong kiến vậy. Rồi các bạn ấy không giải phóng miền nam chỉ là để tránh đổ máu. Và các bạn ấy làm phim kiếm hiệp đem chiếu ở các nước khác (trong lúc đó mình được dạy ở nhà là kiếm hiệp là rẻ tiền đồi truỵ ba xu văn hoá độc hại ...). Vân vân và vân vân.

Năm 1994 mình còn say sưa xem tv, Vô địch bóng đá thế giới. Nhớ là bực mình ghê gớm vì mấy ngày liền tv không phát bóng đá do để quốc tang bác Kim vĩ đại.

Năm nay chỉ có Cu Ba là chia sẻ đến 3 ngày quốc tang. Đại hội đồng liên hợp quốc đề nghị mặc niệm mà mấy bác tư bản giãy chết phản đối ầm ầm.

Tài giỏi gì mà chỉ biết sống phè phỡn, giành quyền lực cho con cháu, khiến đồng bào lầm than. Ô hô ai tai.



Người giản dị mà lâu dài, kẻ hào nhoáng mà ngắn ngủi, tình cờ cái chết của 2 con người khác hẳn nhau lại gợi nhớ cho mình nhiều đến thế.



TITLE: 少林
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/16/2011 08:15 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Buồn tình nghía tv.

Thấy lặp đi lặp lại những khuôn mặt dẫu không quen nhưng chẳng lạ.

Một bộ phim nhiều tập chiếu đi chiếu lại mà lâu lâu tình cờ mình lại thấy một phần nào đó.

Truyền thuyết Thiếu Lâm tự.

Vẫn các cảnh đấm đá đẹp mắt.

Nhưng các nhà sư, trừ đức phương trượng, tỏ ra rất hiếu chiến. Chưa kể còn thu nạp rất đông những kẻ mang nặng hận thù.

Hình như quảng cáo thương hiệu võ thuật Thiếu Lâm. Vất đi chữ tự.


Lời một nhân vật phản diện (Vương Thế Sung) nói, lũ trọc đầu lo chuyện thị phi ...



TITLE: Diễn văn từ chức
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/15/2011 06:36 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 (Không phải để hehe trịnh trọng đọc, mà chỉ để hihi thân mật nói chuyện).


Thiệt tình là anh mệt mỏi lắm rồi. Mệt mỏi, không phải vì công việc nhiều, hay nặng nhọc. Mệt mỏi vì cách chúng ta làm việc.

Bắt đầu từ vận hội mới. Mà cũng đến lúc. Người ta chẳng nói về mốc 5 năm hoạt động đó sao?
Đã có những thay đổi lớn. Và cũng có những thứ dường như không thể thay đổi.

Và anh nhận thấy mình không nên chàng ràng cản mặt mấy em.

Mấy em thì thường bận rộn. Công việc thì thường hên xui.
Anh thì phân tích nhiều điều. Khiến mấy em khó lựa chọn. Làm mấy em thực hiện trong mệt mỏi. Hên thì thành công, mấy em thầm trách anh lắm chuyện. Xui thì thất bại, mấy em ngượng ngùng tại anh đã cảnh báo trước.

Thậm chí nhiều khi không quyết định được. Mấy em nói sao anh không khẳng định luôn.
Đời có đâu đơn giản thế?
Thực ra thì lúc nào anh cũng có lựa chọn của anh. Nhưng người thực hiện là mấy em. Người chịu trách nhiệm là mấy em. Nên phương pháp của anh là phân tích để mấy em tự lựa chọn.

Thực tế chẳng đã chứng minh, lựa chọn của mấy em thường khác của anh đó sao?

Bởi vì đơn giản, chọn lựa khác thời cách làm cũng khác.
Mấy em vui vì làm được gì đó, không để ý chất lượng. Anh thì coi việc làm được là đương nhiên, quan trọng là chất lượng thế nào.


Vậy anh rút lui là hợp lý chi nữa?

Nhưng anh vẫn luôn cạnh mấy em. Nếu mấy em gặp khó khăn, hoặc việc khó quá, hoặc khách hàng khó quá, thì anh sẵn sàng giúp.

Anh hưu đây. Để có thời gian cho công việc anh yêu thích hơn. Công nghệ thách thức hơn, chất lượng hoàn hảo hơn.

Còn công việc bình thường của mấy em, mấy em chịu khó tự vật lộn nha.


Anh hiểu rõ mấy em quá mà. Nên anh cho mấy em mấy lời khuyên. Cũng chẳng phải của anh đâu, toàn của người xưa đúc kết từ lâu lắc lâu lơ rồi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Suốt ngày mấy em ngập trong sự vụ, sự cố. Sao không làm cho chúng ít đi? Sao không làm cho chúng đơn giản hơn?

Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.

Anh đã gửi cho mấy em link về trường hợp Yahoo. Anh sẽ phân tích thêm ở một lúc khác.

Nhưng, có chắc mấy em muốn nghe không?



TITLE:
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/14/2011 03:02 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Đạp xe qua phố. Thấy quán Xáo bò. Chợt nghĩ, không bao giờ thấy xáo cò.

Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò con ơi hỡi cò con, nào ai đoái đâu mà những tưởng bở nước trong nước đục!



TITLE: Sancta Simplicitas!
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/10/2011 11:45 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Mình vốn không định viết về chuyện này.

Nhưng ý nghĩ đã đến trong đầu.


Mình tỏ thái độ rõ ràng, đến mức cực đoan, với điện ảnh VN. Ít ra là trong những năm gần đây. Tương tự với bóng đá VN, hihi.

Tuy thế, mình vẫn ghi nhận một vài điểm tốt, trong đó có Đơn Dương.

Mình nhớ phim Cỏ lauĐời cát. Đều về quê mình, hay tại ĐD có đặc điểm con người vùng đó?

Thực ra mình nhớ nhất là hình ảnh trong một phim mình chẳng nhớ tên, cuối phim có cảnh ĐD  xoay chân phóng dao.


Hầu hết các báo chí đều viết về anh như một diễn viên có tài.

Bên cạnh đó, nhiều báo còn viết thêm nhiều chuyện nữa.

Tội nghiệp cho những nhà báo viết chuyện thị phi. Đáng thương cho họ khi họ triệt cả con đường sống của người khác. Có lẽ họ theo một thứ chủ nghĩa nào đó thiếu nhân bản.


"Sống, và để cho người khác sống!".


Sau này người ta sẽ nhớ những vai ĐD đóng.
Hay là nhớ những bài báo kia?



Mình hay suy nghĩ về cách một dân tộc đối xử với những người con của mình. Dù tài hoa hay ngu đần. Dù thơ ngây hay tội lỗi.

Khi những nhà báo bẻm mép (và không chỉ các nhà báo) nhân danh "chắc chắn rằng, không ai không, ...", đại đa số được đại diện ấy ở đâu? Họ bị lừa dối? Họ hùa theo?

Một người con này ném đá một người con khác. Dân tộc nhân hậu hay ác độc?

Dù gì đi nữa, lịch sử ghi lại dân tộc ấy. Dù lựa chọn hay số phận?


Mình lại nhớ nhà thơ Hữu Loan.

Mình lại nhớ nhà Hồ mất về tay triều Minh.
"Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo".

Dân đã lựa chọn, giặc.




Mình muốn kết thúc không bằng tiếng Việt.

R.I.P. Đ.D.!



TITLE: Reports
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/06/2011 06:29 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Đọc báo cáo của nhân viên.

Thấy y như đọc báo lề phải.

Toàn những thoả thuận, thống nhất, tìm hiểu, bla bla bla.

Mình hỏi: vậy chứ kết quả công việc của các em đâu?

Thực ra, có làm gì không?



TITLE: Lan man ... đọc (n)
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/04/2011 02:55 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Tuần vừa rồi bận quá.

Nhưng không thể không đọc.

Tự nhiên nổi chướng. Bèn đọc thơ, hihi.

Liền mấy bài của cụ Cao Bá Quát. Toàn vịnh với viếng Đổng Thiên Vương.

Gã này, dân gian vẫn gọi là Gióng. Và lập đền thờ.

Mình cho, chuyện nhổ tre đánh giặc cũng thường thôi. Ba năm không nói không cười một ngày vươn vai lớn dậy cũng chả có gì lạ. Điều khiến danh lưu lại đời hẳn vì chính Gióng lập tức ra đi không thèm vướng bận đời?

Mình vẫn thích hơn cả là đôi câu đối, đọc đã lâu, không biết nhớ có chính xác, tương truyền cũng của Cao tiên sinh:

Phá tặc đản hiềm tam tuế vãn
Đằng vân do hận cửu thiên đê


Hay là ở hiềm với hận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét