Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

2006

TITLE: Entry for December 23, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/23/2006 10:43 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

Lại đọc báo ...

Lâu quá rồi không viết chữ nào. Thiên hạ nhộn nhịp với Noel.

Hôm qua mình đọc bài báo nói về truyền thống giáo dục VN. Thầy gọi là "thầy đồ", trò gọi là "sinh đồ". Một nền giáo dục "đồ". Đúng không nhỉ?

Hồi nhỏ mình thích các hình vẽ minh họa đẹp trong sách báo. Thường lấy giấy pơ-luya áp lên "đồ" lại. Thậm chí không có giấy pơ-luya, lấy giấy thường tẩm dầu hỏa cho trong để "đồ".


Bây giờ cả xã hội cũng đang "đồ" lại Noel - Xmas - Vianoce - (Giáng sinh = Dáng xinh). Cũng cây thông, cũng áo mũ đỏ choét. Cũng các ông già râu trắng xóa, gọi là gì ấy nhỉ? Ah, ông già Noel!

Nhớ khi còn ở bên xứ người, đây là ngày người ta sum họp gia đình. Sinh viên VN buồn, cũng tụ họp chơi nhiều trò nhố nhăng, và uống. Sau bỏ dần.

Mình hỏi đứa bạn có đạo. Nó bảo chỉ đi nhà thờ thôi. Năm ngoái tình cờ mình cũng ghé một gia đình có đạo. Có cầu nguyện cảm tạ Chúa trước bữa ăn mang tính gia đình. Dù thành phần có hơi rộng hơn gia đình. Nhưng những gia đình như thế ít lắm.

Quay lại chữ "đồ". Thiển nghĩ bài báo kia chủ quan quá. Quả có chữ "đồ" liên quan, như trong "đồ đệ", nhưng hình như chữ này chỉ có ý nghĩa chỉ những "đồ dùng" thông thường. Chỉ đồng âm chứ khác nghĩa với chữ "đồ" có nghĩa họa, vẽ (như trong "bản đồ") hay nghĩa tính toán (như trong "mưu đồ").

Ý tại ngôn ngoại. Chữ có sai nhưng lời thì đáng suy ngẫm.

I wish you Merry Christmas and Happy New Year. Cũng phải tự chúc mình một phát chứ nhỉ? Chúc cả những người bạn mình nữa!

Tội đồ, tội đồ.



TITLE: Entry for November 23, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 11/23/2006 09:15 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

      Hôm nay mình đọc bài này (trên báo Tiền phong, mục Văn hóa, đề tài Thói hư tật xấu của người Việt), thấy hay hay. Bệnh "đói không gian", nghe ngộ nghĩnh và đúng quá. Còn bệnh sĩ thì mình thấy dân ta chỉ sĩ vặt. Thế mới có câu cửa miệng "quân tử Tàu", có thể người Tàu mới sĩ thực sự, còn ta thì ... CÙN.

Thứ Năm, 23/11/2006, 08:09

Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Đức Dương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phương Đông:
Bệnh đói không gian và bệnh sĩ đang “tác oai, tác quái”
TP - Người Việt mắc chứng bệnh gọi là bệnh đói không gian. Không gian chật chội làm nảy sinh tâm lý cơi nới, nhảy dù; Bệnh thành tích chính là bệnh sĩ. Học thì không được thế nhưng cứ nống kết quả lên, nhất định không chịu thua kém thiên hạ.


Người Việt không có cảm quan rừng và biển, họ là cư dân của đồng bằng châu thổ. Cái mạnh cũng xuất phát từ đó và cái yếu cũng từ đó mà ra. 
Khi xuống đồng bằng làm ruộng, họ phải tụm năm tụm ba vào một cái làng để dành đất canh tác. Nhưng đất không đẻ mà người thì đẻ ra. Vì thế không gian sống của họ thu hẹp dần.
Người Việt mắc một chứng bệnh gọi là bệnh đói không gian. Không gian chật chội làm nảy sinh tâm lý cơi nới, nhảy dù. Tâm lý đó được đưa vào thành phố mà tiêu biểu là Hà Nội, tạo thành một quần thể kiến trúc rất bị “cắt dán” hỗn độn. Có một thời kiến trúc của Hà Nội là kiến trúc chêm chen. Một ví dụ điển hình là thư viện của Viện Khoa học xã hội trước đây là thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ, kiến trúc theo kiểu Pháp có hành lang, ghế đá rộng rãi thoáng mát, để người đọc sách có chỗ trao đổi, đàm luận. Nhưng các nhà quản lý thấy như thế thì rộng quá, nên “chêm” hẳn một ngôi nhà 5 tầng vào đấy.
Theo tôi đói không gian trở thành một căn bệnh kinh niên và ăn sâu đến nỗi  làm thay đổi cả chữ viết. Chữ viết La tinh đã được tiêu chuẩn hoá: chữ h viết lên hai hàng rưỡi, chữ g viết xuống hai hàng rưỡi, nhưng người ta thấy như thế thì “thừa đất” nên cắt đi chỉ còn hai hàng. Cho nên cải tiến thành cải lùi, bây giờ lại muốn quay lại kiểu chữ ngày xưa.
Bệnh đói không gian cộng với sức ép dân số dẫn đến tâm lý, chen lấn xô đẩy. Ở sân bay, khi nghe thông báo sắp có chuyến vào TPHCM, mọi người trong nhà chờ đều bật dậy, ai cũng muốn chen lên phía trước mặc dù vé đã có số. 
Khi tôi sang Paris, thủ đô nước Pháp trình bày về bệnh đói không gian của người Việt thì mấy ông Việt kiều cười mà rằng: Ở sân bay Paris người Việt cũng chen lấn như thế. Chừng nào vẫn còn tâm lý chen lấn xô đẩy, thì giao thông ở Hà Nội vẫn còn ách tắc. Đường phố Hà Nội dù giờ cao điểm vẫn luôn có tình trạng dàn hàng ngang mà tiến, ai cũng lên phía trước, có khi lao cả xe máy lên vỉa hè. Tâm lý chen lấn, xô đẩy cản trở rất lớn tới cuộc sống hiện đại. Sự chen lấn ấy còn thể hiện trong đời sống chính trị.
Lối quây quần tụm năm tụm ba trong một làng đẻ ra nếp sinh hoạt trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường, ngồi lê đôi mách. Ngồi lê đôi mách là một tác phong đã ăn rất sâu vào người Việt. Cho nên ba người đàn bà Việt Nam ngồi lại với nhau thành cái chợ. Khi tôi sang Paris chẳng hạn, muốn tìm hiểu một nhân vật nổi tiếng nào đó, hỏi người Pháp chưa chắc đã biết nhưng cứ hỏi một số ông Việt kiều thì có thể biết hết, vì ông có cái tác phong ấy.
Ban đầu tôi cứ nghĩ làng là một loại tự trị khép kín được bao bọc bởi lũy tre.  Phía sau lũy tre đó lùng nhùng những mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Ở đấy có nhiều thân phận khác nhau. Một ông già thuộc hàng khai quốc công thần như Nguyễn Trãi cáo quan về làng, rồi ông chánh tổng, cựu chánh tổng cũng ở đấy, mà ông đương kim chánh tổng cũng ở đấy, ông lí trưởng, ông bá hộ, người cùng đinh, ngụ cư cũng ở đấy... Điều đó tạo nên một sinh hoạt cộng đồng làng xóm và sinh ra một cái bệnh gọi là bệnh sĩ.
Sĩ cũng có mặt tích cực như tạo cho người một bản lĩnh, không chịu nhục về nhân cách nhưng vị quá tự trọng, tự tôn nên đẻ ra nhiều chuyện như oái ăm. Như đọc  tiểu thuyết “Việc làng”  của Ngô Tất Tố  có một thằng mõ tên là Mới chặt miếng đầu ra mười mấy phần. Một phần cho cụ tiên chỉ. Cụ tiên chỉ đã già, răng móm mém, nhưng cụ vẫn thích cái đầu gà vì mình là tiên chỉ, phải ăn trên ngồi trốc.
Còn anh ngụ cư thì được cái chân gà nhưng vẫn nhai rất phấn khởi, ngon lành vì chỉ có những lúc như thế này anh ta mới được ngồi cùng các cụ, ăn chung một con gà. Thực tế đó đẻ ra tâm lý: Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp và “con gà tức nhau tiếng gáy”. Và vì muốn hơn nhau tiếng gáy mà đã đẻ ra bao thứ ứng xử phiền toái. Đám cưới, đám ma phải làm thế nào cho hơn người khác. Đến mồ mả cũng không chịu “thua chị kém em”...
Nói chung, bệnh đói không gian, bệnh sĩ đang “tác oai tác quái” trong xã hội hiện nay. Bệnh thành tích chính là bệnh sĩ. Học thì không được thế nhưng cứ nống kết quả lên, nhất định không chịu thua kém thiên hạ. Người ta sống bằng hư danh hơn là sống bằng thực tế. Bệnh sĩ còn là “cha đẻ” của bệnh giấu dốt, bệnh “làm láo báo cáo hay”...
Phùng Nguyên (ghi)




TITLE: Entry for November 01, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 11/01/2006 09:00 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Nhân thiên hạ xôn xao với tự truyện của Lê Vân. Tháng Mười thế là đã đến và cũng đã qua.
Nỗi đau của người ít ai thấy. Ai cũng sợ. Ai cũng lo. Cho bản thân mình.
Hán thư: "Muốn mọi người không nghe, không gì bằng không nói. Muốn mọi người không biết, không gì bằng không làm."

Bão càng lớn chỉ để thấy con người càng nhỏ nhoi. Có thể những con kiến còn lớn hơn. Chúng không giành giật nhau từng miếng tôn. Chúng không tăng giá từng bao cát. Nhưng những con kiến không biết nói những câu mọc cánh, đại loại về lòng nhân ái, giúp nhau qua cơn hoạn nạn, ... Những người lớn. Họ im lặng. Như kiến.

(Cimaron - Số 7)



TITLE: Entry for October 29, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 10/29/2006 09:24 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

作 有 塵 沙 有
為 空 一 切 空
有 空 如 水 月
勿 著 有 空 空



TITLE: Entry for October 22, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 10/22/2006 08:37 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Cái Chết không phải là kết thúc của Sự Sống. Cái Chết đã bắt đầu từ ngày hôm qua. Nó ở đây, bên cạnh bạn. Cái Chết là một phần của Sự Sống.



TITLE: Entry for October 19, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 10/19/2006 09:59 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Biết rằng mình sẽ rụng
Lá úa
             liều mình
                                  nhắm mắt
                                                       chọn điểm rơi
                                                                                     ...

                                                                                     (Phan Huyền Thư)



TITLE: Entry for September 27, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 09/27/2006 09:57 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Khi gặp thất bại, không có nghĩa là tôi thua cuộc, mà chỉ là tôi chưa gặt hái được thành công.



TITLE: Entry for September 04, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 09/04/2006 09:19 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Bắt đầu một ngày mới. Bắt đầu một tuần mới. Bắt đầu một tháng mới. Bắt đầu một công việc mới.



TITLE: Entry for September 03, 2006
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 09/03/2006 09:07 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:

 Tưởng thành 12 đông vui
Ai dè bớt 01 còn 08
Thử tí chơi