Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

2009 Dec

TITLE:
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/31/2009 10:19 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Hôm trước đọc blog bác Thịnh. Thấy bác kể chuyện thế này. Gặp bạn cũ mà không nhớ ra ai. Mới hỏi chở ai đấy. Trả lời: vợ sắp cũ. Hóa ra vợ chồng nhà kia đang chở nhau đến tòa làm thủ tục ly hôn.

Chiều nay đi trực rồi. Bây giờ tranh thủ gõ vài dòng cho năm sắp cũ.

Hôm qua đi Khâm đức. Nhớ ra lần trước mình lên đó là ngày 12 Tết Mậu Tý. Thật là thoi đưa.
Con đường 14 loằng ngoằng như loằng ngoằng hơn. Bởi mặt đường thêm nhiều loang lổ. Bởi xe mới chạy nhanh hơn.
Ghi lại vài tọa độ trên GPS. Tối lục xem trên Google Earth. Định hướng rõ ràng hơn con đường mình đã đi qua.
Ảnh vệ tinh rõ hơnmới hơn nhiều so với ký ức của mình.

Vậy là ngày cuối cùng, của tháng cuối cùng, của năm nay. Năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên, thế kỷ 21.
Tổng kết. Gọn một chữ: chán.
Chán không chỉ đơn giản ở chỗ công việc đáng chán. Cuộc sống cũng chán. Chán toàn diện trên mọi lĩnh vực. Kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, tất tần tật.
Tệ hại hơn còn là: hôm nay chán hơn hôm qua. Nghĩa là ngày mai: không dám nghĩ đến.
Chưa hết. Tốc độ tệ hại đi cũng ngày một hơn trước.

Túm lại là thế này. Không những tọa độ âm, sâu dưới không; mà đồ thị theo trục thời gian cũng có hệ số âm, còn chúi xuống nữa; không phải chúi xuống tuyến tính, mà thực sự là một parabol úp xuống. Khi mà chúng ta đi qua đỉnh parabol đã khá lâu ...

Nói cách khác. Chúng ta ngồi trên một con thuyền nan. Thấy nước (thế giới) lên, cứ tưởng bèo nổi mãi. Đáy thuyền là một lỗ thủng lớn, nước tràn vào xé mỗi lúc mỗi to ...

Chỉ một hy vọng mong manh. Cùng tất biến.

Thôi kệ con mịa nó. Tối ngắm trăng xanh đã.





TITLE: Xmas
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/24/2009 11:17 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:



TITLE: Merry Xmas & Happy New Year!
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/23/2009 06:50 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:



TITLE: Avatar
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/20/2009 04:26 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Mình viết blog đã lâu. Cũng có chút thâm niên chat chít.
Vậy mà nhiều lúc tưng tửng, nghĩ, chữ đó là avatar hay atavar nhỉ? :D

Nhưng hôm nay là nói về phim mới xem hôm qua, Avatar.
Tất nhiên là bản 2D thôi. Còn bản 3D thì ... chưa biết bao giờ mới đến tháng mười.
Nên chưa thể nói gì nhiều về hình ảnh với lại công nghệ. Nhưng có thể nói, lại một siêu phẩm mãn nhãn. Đúng như chiều hướng phim ảnh năm nay vậy.

Thoát khỏi căn cứ trên hành tinh Pandora, nơi đạo diễn Cameron triển lãm kính thưa các loại máy bay máy bò, xe nâng, robot, ... , mình nhìn thấy rừng rậm Amazon lẫn trong vịnh Hạ long. Tất nhiên tê giác khác tê giác, báo khác báo, sói khác sói, mà khủng long bay cũng khác khủng long ...

Rồi mình nhìn thấy bộ lạc người da đỏ, cưỡi (những con không phải) ngựa. Nhớ ngay đến Karl May với tộc Apaches của Winnetou! Và không thể thiếu đồng chí Old Shatterhand, dĩ nhiên.

Người ta nói rằng Karl May viết "Spaghetti Western" khi mà ông không hề rời khỏi nước Đức. Đúng ra thì ông có tới tân lục địa, nhưng sau khi viết các chuyện nổi tiếng trên, và cũng không đi về phía tây xa hơn Buffalo, New York!

Cameron rõ ràng cũng chưa lên Pandora (trời biết hành tinh này ở đâu!?). Nhân vật của ông cứ như Quách Tĩnh với Hoàng Dung. Mang đầy đủ triết lý của Kim Dung tiên sinh. Rằng người ta chỉ có thể đổ (nước - võ công - kiến thức) vào một cái chén rỗng chứ không phải một cái chén đã đầy.
Ta thấy thấp thoáng bóng Lão Đam.

Có vẻ như phim "bom tấn" này không phải dành cho mùa giáng sinh, mà là dành cho hội nghị Copenhagen đang diễn ra những ngày này? Chung sống hài hòa cùng thiên nhiên, chứ không phải thống trị!

Như một lần nữa ta lạc về thế giới Narnia. Nơi chúa sơn lâm Aslan nghe lời kêu gọi của các vị Kings và Queens, đã đem sức mạnh của rừng cây, sông nước quật ngã và nhấn chìm kẻ thù.

Ở Pandora, cuộc sống cũng vô cùng ưu việt. Trên tất cả là connection - kết nối. Xa lộ thông tin đáng để Internet gọi bằng cụ. Kết nối không chỉ người với người mà với cả thiên nhiên, với vạn vật, với tâm linh, với quá khứ. Thế giới ấy hẳn nhiều chiều hơn nhiều, so với một bộ phim 2D hay 3D.

Phan Xi Nê giải thích rất đơn giản bằng cách so sánh với một phim kỹ xảo hoành tráng khác, cũng trong năm nay, 2009, Surrogates. Nhưng trong khi người ta chỉ sử dụng surrogate để tránh nguy hiểm trực tiếp, thì avatar thực sự đồng bộ với con người thật.

Nhân vật chính có lúc như Trang tử với giấc mơ hóa bướm. Tỉnh dậy không biết mình là Trang Chu mơ hóa thành bướm hay thực sự mình là bướm mơ hóa thành Trang?! Không biết đâu là mơ đâu là thực.

Nên kết phim là thực-mơ mơ-thực thành một vậy.

P/S: Viết xong cảm nghĩ của mình, thấy như vừa nấu xong một nồi cháo hổ lốn vậy. Hehe.



TITLE: Ngày hôm qua ...
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/18/2009 08:43 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


 Có vẻ như không mấy người để ý đến tin về cái chết của một cựu thủ tướng Nga.
Cũng phải thôi. Yegor Gaidar chỉ làm thủ tướng trong một thời gian ngắn.

Nhưng cái chết của một chính khách, đột ngột ở tuổi 53, không hẳn đã bình thường.
Chưa kể một thời gian trước đây, ông từng phải nhập viện ở nước ngoài với nghi vấn bị đầu độc. Cùng thời gian cựu điệp viên KGB Litvinenko chết do bị ám sát bằng chất phóng xạ.

Gaidar không được yêu thích. BBC viết về ông như sau:

Giọng nhỏ nhẹ, rộng lượng và luôn tôn trọng người khác, Yegor Gaidar lại là một trong những chính khách bị ghét bỏ nhất thế giới.

Ông được xem là kiến trúc sư của nền kinh tế Nga dưới thời Yeltsin. Hẳn thời gian và các nhà kinh tế sẽ đánh giá công lao của ông.
Dường như liều thuốc của ông quá đắng với con bệnh Nga.

Người ta nói ông đã vực nó qua cơn thập tử nhất sinh, nhưng nó không đủ can đảm để trở thành cường tráng, mà tiếp tục èo uột như hôm nay.

***

Thực ra cá nhân mình để ý đến vị cựu thủ tướng này chỉ ở cái tên.
Tuổi thơ mình từng say sưa với cuốn sách Timua và đồng đội. Của nhà văn Nga Arkady Gaidar, một cựu chỉ huy hồng quân. Nhà văn này khá nổi tiếng, ít ra là ở VN thời mình đi học. Không chỉ trong văn học, mà còn trong nhiều câu chuyện kể.
Nghĩ bụng, chỉ là trùng hợp, một cái tên, Gaidar.

Hóa ra vị cựu thủ tướng lại chính là cháu nội của nhà văn.
Viên chỉ huy hồng quân thời nội chiến sau cách mạng tháng Mười, trở thành nhà văn, rồi hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm nói trên được cho là dựa trên nguyên mẫu con trai nhà văn, Timur Gaidar, sau này là đô đốc hải quân Liên xô, mất năm 1999.
Cựu thủ tướng Nga là con vị đô đốc này. Đô đốc Gaidar từng tham gia chiến đấu ở Cuba, chống lực lượng đổ bộ từ Mỹ lên vịnh Con lợn. Được cho là bạn của Raul Castro.

Một gia đình có truyền thống.
BBC viết về nhà văn Gaidar:

là một chỉ huy Hồng quân nổi danh vì sự dũng cảm và tàn nhẫn, và trong những năm sau này, lại là một nhà văn danh giá.

Bỗng nhiên nghĩ về một cái nhìn phản biện.
Ở xứ mà mọi người quen cắm cúi đi chỉ về một phía, trên chỉ một lề đường. Thường khi liêu xiêu bởi gió bão.
Những bước nhảy, xoay tròn duyên dáng trên phố, đều bị cho là hâm cả ...



TITLE: Bóng đá ... làng
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/17/2009 09:38 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


  Bóng đá ở đây chính là ... bóng đá, như luôn luôn vẫn vậy.

Còn làng, ở đây là vùng trũng Đông Nam Á. Làng có hội thi thể thao làng, gọi là Seagames. Cái sự ví von này không phải do mình nghĩ ra. Nhưng xét thấy ... xác đáng. Với tất cả tinh thần tôn trọng, không có ý xúc phạm các làng quê ...

1. Trước hết hãy nói về bóng đá.
Chung kết bóng đá nam, Seagames 2009, tại Lào, hôm nay, Việt nam thua Malaysia 0-1. Từ bây giờ và chắc trong cả tháng tới, các bình luận viên tài giỏi xứ ta sẽ tốn không biết bao nhiêu giấy mực cùng nước bọt để nói về thất bại ngày hôm nay. Nhưng thôi, đó là nghề kiếm cơm của họ ...
Xui xẻo một cách tình cờ, trận này mình có xem truyền hình trực tiếp. Theo mình tự đếm thì cả trận đội VN có 02 cơ hội gọi là đáng kể. Tiếc nhất là ở cuối trận, Mai Tiến Thành đệm bóng vọt xà ngang ngay trước cầu môn đội bạn. Tình huống này sẽ tiêu tốn bình luận đây. Người ta sẽ nói về cảm giác bóng, về sức rướn, về kỹ thuật, về vân vân ...
Một tình huống khác cũng là một quả căng ngang từ cánh trái ...
Còn lại thì đội áo trắng (VN) hầu như không vào được vòng cấm địa đối phương. Nên đành sút từ xa. Mà độ chính xác thì ... không buồn nhắc.
Trong khi đó, đối thủ Malaysia, sau hiệp 1 khá thận trọng, đã gây không ít sóng gió ở hiệp 2. Bàn thắng duy nhất của trận đấu không quá bất ngờ.
Thực ra chỉ cần nhìn vào thủ môn hai đội là thấy rõ. Thủ môn đội Malaysia khá nhàn nhã trong khi phía đối diện Tấn Trường chịu bao đau đớn suýt phải thay ra sân.

Quả bóng đá vẫn thế. Tròn.

2. Làng.
Nhiều người đã ngỡ quả bóng ... vuông.
Trước giải họ say sưa nói chỉ có Thái lan và VN là hai đội mạnh. Cơ hội vô địch đã rõ khi đối thủ chính Thái lan không qua nổi vòng bảng. Công bằng mà nói, dù chỉ xem qua Malaysia đá với Thái lan, mình thấy có nhiều đường nét hơn VN. VN hòa Thái lan trong thế hầu như cả trận không lên được bóng.
Tưởng cũng nên nói đôi lời về đội Thái. Hòa VN, thua Malaysia, nhưng đẳng cấp của họ vẫn được thể hiện trên một bậc. Cái thua của họ lần này là sự ... quá tính toán.
Than ôi, đội bóng mạnh nhất làng, ra ao châu lục đã chìm mất hút. Mà châu Á thì chưa là gì so với các lục địa kia. Thảm thương thay xứ ta vẫn loay hoay tìm điểm rơi phong độ. Bao giờ mới dám nói đến hai chữ đẳng cấp?

Tối nay bao người ế. Ế cờ. Ế băng bịt đầu. Ế tem dán mặt. Một cửa hàng xe máy căng băng rôn "Chúc mừng VN vô địch", không biết có ế xe. Cảnh sát giao thông thì ế. Không đủ "phê" để đua xe vậy.
Vô địch tưởng đã chắc sau bao năm mong đợi mỏi mòn.

Mà cái hội thi thể thao làng này, tiêu chí đến buồn cười. Thi ở sân nhà ai thì người đó chọn môn thi. Chẳng hiểu tinh thần thể thao ở đâu? ...



TITLE: Húy
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/08/2009 08:42 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Có sách giải thích: húy nghĩa là kiêng.

Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành

Nhưng ở đây là kiêng chữ (!). Chính xác phải nói: kỵ húy, nghĩa là tránh tên gọi.

Những ai từng đọc Lều chõng của cụ Ngô Tất Tố đều biết cái đáng sợ của phạm húy đối với giới sĩ tử.
Ví như Chúa Tiên sáng lập ra triều Nguyễn, húy (Nguyễn) Hoàng, nên dân Đàng Trong thời đó ai họ Hoàng đều phải gọi chệch ra thành họ Huỳnh hết cả. Bây giờ vẫn nói hai họ này là một. Có điều nói là nói vậy, chớ viết ra thì có phần rắc rối. Vậy nên có anh ở công ty mình họ Hoàng mà bố ảnh lại họ Huỳnh, bỗng nhiên mệt với các văn bản luật pháp.

Ấy vua chúa phức tạp là thế. Nhưng dân thường các cụ ta xưa cũng kiêng húy lắm. Đặt tên con cháu phải tránh trùng tên các cụ. Lúc mình còn nhỏ nhiều người giải thích, là làm vậy để tránh việc réo tên các cụ (?!). Có chuyện rằng, nhà thông gia cụ Phan Khôi lên thăm, ở Tam Kỳ cứ nói Tam Cờ, tại ông bố nhà ấy tên Kỳ.

Chẳng hiểu văn hóa Việt là thế nào, song những chuyện này nay nhạt dần. Tây hóa. Văn hóa Tây phương không những không kiêng mà còn ngược lại. Yêu mến ai thì lấy tên người đó đặt cho con mình. Thậm chí đặt tên cho chó mèo.

Chiều nay đọc blog Toro, có chuyện ông kia làm thư ký. Thường phải viết diễn văn cho sếp, mà sếp thì ngọng chữ "l", kiểu: dân đói Đảng "no". Nên những chữ bắt đầu bằng "l" đều thành "húy" cả. Thế mà bao nhiêu năm diễn văn trôi chảy. Ai comment cũng phải phục là tài.

Thực ra mình nghĩ tới đề tài này nhân đọc bài viết về vua Lê Thần Tông, húy Lê Duy Kỳ. Nhớ mang máng là vua Lê Chiêu Thống cũng có tên húy như vậy. Bèn kiểm tra thì đúng.
Không hiểu sao nhà (Hậu) Lê, trong chừng mực nào đó là triều đại VN đầu tiên đúng kiểu phong kiến, lại để phạm húy như vậy? Ông sau trùng tên ông trước, cách khoảng một thế kỷ, cùng giai đoạn (Lê) Trung Hưng. Mà vua trước (Lê Thần Tông) còn có điểm nổi tiếng là lên ngôi vua tới 2 lần. Vì đã nhường ngôi cho con (vua Lê Chân Tông - Lê Duy Hiệu) mà con lại chết trước nên phải làm vua lại thêm hơn chục năm nữa (1649-1662).

Chẳng lẽ tại Lê Thần Tông "tây" quá nên thoáng? Vua này, sách viết, có 6 bà vợ, nay được thờ chung một chùa, mỗi bà một dân tộc khác nhau, trong đó có một bà "Tây" (người Hà Lan) (!?).
Hay bị chúa Trịnh chèn ép quá đến lẫn?
Phải chăng vì thế mà mất giang sơn? Vua Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của triều đại. Mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Lưu vong. Chết nơi đất khách quê người.



TITLE: Sỉ
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/07/2009 08:22 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Sáng nay, trên đường đến trường, hơi ngạc nhiên chút vì thấy nhiều công an thế. Qua một chỗ trên đường BĐ, thấy đông hẳn mà ai cũng nhìn vào. Vốn sợ đám đông nên mình tếch thẳng, chẳng buồn nhìn. Cũng không bận tâm lắm. Ôi dào, dân ta vẫn thế. Bình thường như họ đang đào đường ấy mà.
Chiều về lại phần nào cảnh cũ. Đặc biệt đông một đoạn trên đường TP. Thoạt đầu nghĩ, chắc có quan to nào đó thăm thú. Cố thoát đám đông cho chóng.
Đi được một đoạn, chợt nhớ, hình như đó là tòa án. Rồi trí nhớ già nua dần khôi phục, hôm nay xử tướng TVT thì phải. Dù sao chẳng phải chuyện đáng quan tâm.

Bỗng lởn vởn một ý nghĩ: không biết các chiến sĩ kia có cảm xúc gì về giám đốc cũ của họ không nhỉ?
Tự hỏi mình thì sao? Chẳng ấn tượng gì về các giám đốc lẫn tổng giám đốc cũ cũng như mới gì cả! Cũng chỉ chăm chắm danh lợi về mình cả mà thôi.

Nhớ lúc nhỏ chơi cờ tướng, thường cãi nhau: có cho chiếu hậu hay không? Sau lớn lên dần hiểu. Luật có thể không cấm, nhưng người ta không làm vậy.
Ngày nay hai chữ cao thượng biết mất khỏi từ điển rồi ...

Cũng báo lề phải, đưa tin: dân Hà nội đưa chân vào bánh xe để ăn vạ; rồi con nít Huế xin đểu các nữ sinh viên; ...
Chẳng phải kiếm ăn chỉ là để sống cho ra hồn người sao?

Mới biết cụ Nam Cao tài thật. Xây dựng được nhân vật hồn vía Việt đến thế ...



TITLE: New Moon
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/06/2009 09:05 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Trăng non "bom tấn" có lẽ không quá nặng như người ta mong đợi. Nhiều đánh giá về một chiến dịch quảng cáo tinh vi.
Xem được.

Người Trung Hoa có câu, đại ý: Mặc áo thì nên chọn áo mới, dùng người thì nên chọn người cũ.
Bộ mặt nghệ thuật ngày nay luẩn quẩn ở chỗ: tìm tứ mới cho những ý cũ.

Đạo diễn không giấu ý tưởng ngay từ đầu: vị giáo sư cho các học trò học về Romeo và Juliet.
Dần hình thành tứ mới trên tam giác của muôn đời: vampire - human - wolfman.

Nghe qua đã thấy đầy rẫy mâu thuẫn rồi. Mà xung đột chính là điều các nghệ sĩ muốn. Đất diễn.
Còn nút thắt có cởi được không lại là chuyện khác. Thậm chí màu mỡ cho ... phần tiếp theo (!).

Mình chỉ ám ảnh một điều: kẻ yếu đuối trốn tránh bằng cái chết; kẻ mạnh mẽ ... cũng trốn chạy, bằng lựa chọn sự cô độc.

Chỉ những kẻ vô sự không có gì để trốn.



TITLE: Lan man ... kẹo kéo
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/03/2009 08:29 pm
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Tình cờ thấy bác THD dẫn link đến bài này: Nỗi niềm ca sĩ kẹo kéo. Không bình luận.
Mình đọc bài và thấy không có gì nổi bật. Có lẽ tại mình quen thuộc với chuyện đó quá chăng?
Hầu hết những lần kéo ghế lai rai với bạn hữu nơi những quán nhậu bình dân, mình đều hân hạnh được nghe sự trình diễn, hay như thường nói, bị tra tấn, bởi những "ca sĩ" kiểu ấy.

Điều đáng nói là nhiều lần cũng gây cho mình không ít thắc mắc (?!).
Nơi quán xá nhậu nhẹt ồn ào, liệu có ai nghe (chứ chưa nói đến thưởng thức)? Mình thì khi bốc lên cũng như lúc còn tỉnh táo, đều không để ý họ hát thế nào. Có chăng là sự bực mình. Bực mình vì âm thanh chọc vào tai. Vì sự quấy rầy chọc vào mắt, đập vào vai.
Mà xưa nay người uống bia rượu có bao giờ hảo đồ ngọt (?). Vậy thì bán được bao nhiêu nơi chốn ấy?
Rồi nghĩ lời lãi bao nhiêu cho bõ công (?). Nào xe máy, nào giàn âm thanh to tổ bố. Chưa kể ắc qui cùng nạp với sạc.

Thế mà nhiều người nói "ca sĩ" cũng phải tập luyện, kể cả luyện "hát nhép" (!?).
Có người nói chủ yếu các ông mua để "hối lộ" con khi về nhà sặc mùi bia rượu (?).
Theo phóng viên thì có vẻ cũng ra tiền (?). Mà chắc phải ra tiền người ta mới hành nghề chứ? Mình thì hoàn toàn thờ ơ với mấy thanh kẹo như những chiếc đũa trắng được bọc trong lớp nilon trong suốt rất cẩn thận.

Nhớ hồi học lớp 5, lớp 6. Cứ đến giờ ra chơi cả lũ lại chạy ra cổng. Ở đó lác đác những người bán hàng rong. Và có một chú bán kẹo kéo. Chú đi xe đạp, phía sau đèo một cục kẹo to. Chú dùng một cái khăn (ngày ấy ít ai để ý chuyện vệ sinh!) vuốt vuốt, kéo kéo, có vẻ khá nặng nhọc, ra một cái vòi kẹo. Bằng một động tác mà lúc đó mình rất thán phục, chú bẻ gãy cái vòi kẹo rất dứt khoát. Thế là có một cái kẹo kéo. Không ai thắc mắc về tên gọi loại kẹo này cả.
Bọc một mẩu giấy bé tí để cầm cho khỏi dính tay, tụi mình nhấm nháp từng mẩu đường, thỉnh thoảng lẫn vài nửa hạt lạc (đậu phụng).

Có lẽ ấn tượng không phải ở ăn kẹo, mà là ở cách bán kẹo (!?).

Quan trọng là kéo chứ không phải kẹo.

Ngày nay bản chất nói trên vẫn không đổi (?!?). Nhưng "công nghệ" thì thay đổi nhiều ...



TITLE: Mít Đặc ở xứ ... mít
AUTHOR: Lãn Ông
DATE: 12/01/2009 08:35 am
STATUS: publish ALLOW COMMENTS: 0 CATEGORY: TAG: -----
BODY:


Tình cờ xem cuốn sách giáo khoa tập đọc của học sinh lớp 2, gặp lại anh bạn cũ. Đó là trích đoạn từ truyện Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn. Kèm theo có hình minh họa anh bạn, không lẫn vào đâu được. Chắc các nhà làm sách giáo khoa copy lại thôi. Chỉ hơi buồn cười là tô màu không đúng. Cháu nào từng đọc qua đều biết anh chàng này ưa sặc sỡ. Anh ta đội một chiếc mũ rộng vành màu xanh dương, mặc quần ống rộng màu vàng, áo màu da cam và thắt một chiếc cà vạt màu xanh lá:





Tuổi thơ mình từng thích thú biết bao với những Mít ĐặcBiết Tuốt, rồi Ruồi ConBôi Bẩn Sặc Sỡ nữa.
Sau này biết tên nhân vật từ nguyên bản tiếng Nga là Незнайка, vì đây là mẫu nhân vật "gì cũng không biết" ("не знаю" nghĩa là tôi không biết!). Người ta dịch sang tiếng Anh là Dunno (I don't know). Và tên tiếng Việt là Mít Đặc.
Thực ra thì mình không hiểu khái niệm mít đặc từ đâu ra. Từ bé đã quen nghe anh kia mít đặc chị nọ mít ướt. Mà tại sao lại là mít nhỉ? Có phải vì giống trái cây quen thuộc với dân ta? Tình cờ cũng là món khoái khẩu của mình (!). Ngày nay quả mít còn đặc trưng cho nền kinh tế toàn các ngành mũi nhọn của lãnh đạo ta (quả gì gai chi chít? xin thưa rằng quả ...).
Ấy sách giáo khoa nhà ta cũng có chú thích tên gọi nhân vật, nhưng không hiểu sao chỉ bày cho các cháu gọi nhân vật chính là Mít (?). Ôi, chuyện của các bác "biết tuốt" bên Bộ Học (!?!).

Dù sao, cũng vui mừng chào đón bạn Mít Đặc ở xứ An-nam-mít (!).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét